Cuốn sách duy nhất hiện nay ở Việt Nam mô tả đầy đủ phương pháp phân biệt và chống nhầm lẫn dược liệu, đánh giá chất lượng dược liệu bằng 2 phương pháp cơ bản của môn dược liệu học: Vi phẫu tươi – soi bột thực vật khô, sắc ký lớp mỏng. Chỉ cần 1 kính hiển vi, 1 bình sắc ký – bản mỏng và mao quản chấm sắc ký (rất rẻ) và vài loại dung môi hữu cơ phổ biến…
Bên cạnh cách phân biệt về cảm quan dược liệu, đây là 2 phương pháp chính thống được trình bày trong Dược điển Việt Nam, Dược điển Trung Quốc, Dược điển Nhật… để giúp định danh chính xác tên khoa học 1 dược liệu.
Đồng thời, đây là 2 phương pháp chủ yếu nhất mà các công ty sản xuất thuốc Đông dược (cả nguyên liệu phiến, thành phẩm) phải thực hiện và hoàn thành đầy đủ hồ sơ về kết quả kiểm nghiệm trong bộ hồ sơ đăng ký gửi Cục Quản Lý Dược để xin Số đăng ký sản xuất và lưu hành sản phẩm. Thậm chí hiện nay, Hồ sơ để xin số đăng ký của Thực phẩm chức năng cũng cần có những phần kiểm nghiệm này.
Nhiều dược liệu nhìn cảm quan khó biết thật giả, chẳng hạn như Hoài sơn, Tang ký sinh, Phục linh… Chỉ cần soi bột (hoặc nhuộm vi phẫu) là biết ngay thật giả. Nhiều dược liệu khác như Thỏ ty tử, Hà thủ ô đỏ chỉ cần dùng Sắc ký lớp mỏng so với chất chuẩn là nhận ra được. Đặc biệt, các dược liệu quý như Nhân sâm, Tam thất, Sâm Việt Nam nếu đã bị chiết hoạt chất, hoặc tẩm thêm chất lạ thì qua sắc ký lớp mỏng cũng nhận ra ngay (số vết, độ đậm nhạt, vị trí các vết so với chất chuẩn và dược liệu chuẩn). Thậm chí có thể so sánh chất lượng của các loài cùng tên như: 5 loài Sài hồ, Phòng phong trồng và Phòng phong hoang dã…; đánh giá được mức độ an toàn và hiệu quả của các mẫu Phụ tử chế để chọn phương pháp chế phù hợp.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.