ĐỔNG THỊ KỲ HUYỆT HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ COVID-19

Tác giả: Dương Duy Kiệt (Ngày 22/04/2020).

Bộ Y tế Trung Hoa đại lục đã lập nên một công thức thuốc đặc hiệu để chữa Covid-19. Công thức thuốc này cho hiệu quả thành công đến 90% trong chữa bệnh viêm phổi do Covid-19. Bài thuốc là sự phối hợp của 4 bài thuốc cổ phương, gia thêm một số ít vị thuốc khác. 4 bài thuốc cổ phương đó là: 1. Ma hạnh thạch cam thang, 2. Ngũ linh tán, 3. Tiểu sài hồ thang, 4. Xạ can ma hoàng thang.

Ở nhiều nước bên ngoài Trung Hoa đại lục, vị thuốc Ma hoàng – một thành phần rất quan trọng của bài thuốc trên – bị cấm sử dụng. Vì vậy không thể sử dụng bài thuốc trên để chữa Covid-19 ở các nước như vậy. Chúng ta có thể sử dụng kỹ thuật tìm mối tương quan giữa dùng huyệt và dùng thuốc, để từ đó dùng các huyệt châm cứu để thay thế cho công thức thuốc nói trên trong chữa bệnh viêm phổi do Covid-19. Câu hỏi đặt ra là – nên chọn các huyệt nào để thay thế cho bài thuốc đặc hiệu chữa Covid-19 nói trên? Ở đây, tôi sẽ trả lời câu hỏi từ các học viên và rất nhiều người khác về vấn đề này, đồng thời bàn luận thêm về quan điểm của tôi về mối quan hệ giữa công thức huyệt và công thức thuốc Y học cổ truyền.

Khi phân tích bệnh viêm phổi do Covid-19 khởi phát vào cuối năm 2019, chúng ta có thể thấy cơ chế căn bản của bệnh là “hàn thấp”. Công thức thuốc đặc hiệu nói trên, gọi là “Thanh phế bài độc thang” được thiết lập như một công thức thuốc tiêu chuẩn để chữa Covid-19.

Các thành phần bài thuốc, tính hợp lý, và mục đích:

Thanh phế bài độc thang bao gồm 4 bài thuốc cổ phương nổi tiếng, tất cả đều có nguồn gốc từ sách Thương hàn tạp bệnh luận (thời Đông Hán), được viết bởi Thánh y Trương Trọng Cảnh. Bài thuốc Thanh phế bài độc thang nhắm đến 2 mục đích trị liệu chính: 1. hòa giải Thiếu dương, và 2. tuyên Phế và giáng Phế để trục ngoại tà, trong đó trục ngoại tà là yếu tố quan trọng của bài thuốc này, giúp nó có hiệu quả lâm sàng rất cao.

Dịch bệnh đặc biệt này thể hiện nhiều mức độ triệu chứng thuộc về kinh Thiếu dương, như: đắng miệng, khó chịu ở mắt, đau họng và ăn kém ngon, cảm giác bực dọc, và ụa khan hoặc nôn ói, cảm giác tức ngực và đầy ở cạnh sườn. Đó là lý do sử dụng bài thuốc Tiểu sài hồ thang.

Chứng thực, được thể hiện ở triệu chứng có rất nhiều dịch nhầy dính nhớt lập đầy các khoang ở phổi và gây ra tắc nghẽn quá trình thở, là một biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh này. Phổi bị lấp đầy bởi các dịch nhầy dính nhớt là dấu chỉ cho thấy bệnh nhân bị dư thừa thủy thấp, thủy thấp ứ đọng có thể gây ngăn trở dòng lưu thông của khí và huyết ở phổi. Bài thuốc Ngũ linh tán giúp ôn dương và trừ thủy thấp. Một mặt nó có thể củng cố cơ chế trao đổi khí, và khi khả năng trao đổi khí được mạnh lên nó có thể giúp chuyển hóa nước ở trong cơ thể thành dạng tân dịch cần thiết cho cơ thể. Mặt khác, Ngũ linh tán giúp cơ thể đào thải lượng nước dư thừa qua đường tiểu tiện.

Trong quá trình bị viêm phổi do Covid-19, chất dịch trở nên đặc, dính nhớt, và đàm tích tụ ở phổi. Khi lượng đàm trong phổi tăng lên, phổi trở nên bị tắc nghẽn, gây ra cảm giác tức ngực nặng ngực cùng với sự thở khò khè (háo suyễn). Bản năng tự nhiên của cơ thể sẽ tự cứu lấy mình bằng phản xạ ho với nỗ lực tống xuất đàm ra ngoài. Đàm lúc này trở nên rất đặc và dính đến mức phản xạ ho không thể tống xuất đàm ra được, nên gây ra hiện tượng ho khan. Ho khan không phải là không có đàm, mà nó cho thấy rằng đàm trở nên quá đặc dính không thể bài xuất ra ngoài được. Mục tiêu điều trị lúc này là phải làm loãng đàm và hóa đàm. Bài thuốc Xạ can ma hoàng thang được vận dụng để giúp hoàn thành 2 mục tiêu: một là giúp tuyên phát Phế khí đang bị tắc nghẽn, làm cho nó dễ dàng bài xuất các chất cặn bã tích tụ ở phổi, và hai là đa phần các vị thuốc trong bài thuốc có tác dụng hóa đàm, tác động trực tiếp giúp hóa đàm và làm loãng đàm tích tụ ở phổi. Nếu sự tích tụ của đàm thấp ở phổi vẫn tồn tại trong một thời gian lâu hơn mà không chuyển hóa được, nó có thể bị ứ trệ sinh ra nhiệt, trở thành đàm nhiệt hoặc thấp nhiệt. Sự chuyển thành nhiệt biểu hiện bởi chứng sốt, nếu lượng đàm thấp ít thì sốt nhẹ, nếu lượng đàm thấp nhiều sẽ gây sốt cao. Trường hợp này phải dùng đến bài thuốc Ma hạnh thạch cam thang giúp giải nhiệt.

Nếu tôi chữa bệnh này, tôi sẽ chọn châm huyệt LU 10 và A.04 Tam thoa tam (hoặc TB2) suốt trong quá trình điều trị.

Đầu tiên hãy bàn về huyệt LU 10:

– LU 10 là huỳnh huyệt của đường kinh Phế.

– Tạng Phế chủ biểu và vệ khí.

– LU 10 có chức năng điều tiết mồ hôi.

– Đường kinh Phế tương ứng với Thiên can “Tân” – là thiên can thứ 8 trong 10 thiên can, “Tân” tương ứng với vị “cay”.

– LU 10 là Hỏa huyệt trên đường kinh Phế, có nghĩa là nó có tính chất “ôn” hoặc khả năng dựa ào những dữ kiện nói trên giúp ta liên tưởng huyệt LU 10 với tính chất cay và ôn ấm của bài thuốc Ma hoàng thang.

Vì LU 10 là huỳnh huyệt trên đường kinh Phế, và huỳnh huyệt có khả năng kiểm soát và phản ứng với nhiệt tà trong cơ thể, LU 10 cũng có thể liên hệ với tính chất cay và mát của bài thuốc Ma hạnh thạch cam thang.

Vì vậy chúng ta thấy được vì sao huyệt LU 10 có khả năng điều tiết theo 2 hướng và có thể giúp chữa thành công chứng viêm phổi có biểu hiện sốt, đồng thời có thể giúp bình suyễn.

Bây giờ, hãy nói đến huyệt A.04 Tam thoa tam nằm gần sát huyệt TB2 Dịch môn – là huỳnh huyệt của đường kinh Tam tiêu, rất hữu ích để chữa các bệnh do ngoại tà như cảm mạo và cảm cúm, và giúp hạ sốt. Thêm vào đó, huyệt này có thể trừ thấp và chữa chứng mệt mỏi kiệt sức (là biểu hiện của thấp tà tích tụ nhiều, và là một trong những dấu hiệu quan trọng liên quan đến Covid-19). Những tính năng này cho ta liên hệ huyệt Tam thoa tam với bài thuốc Tiểu sài hồ thang. Khi huyệt Tam thoa tam được châm xuyên qua huyệt TB3 Trung chử (TB3 có khả năng giúp loại bỏ chất dịch ra khỏi cơ thể) thì huyệt này có thể thay thế được cho bài thuốc Sài hồ quế chi thang và Sài linh thang, đồng thời bao hàm luôn chức năng của bài thuốc Ngũ linh tán.

Nếu huyệt Tam thoa tam A.04 được châm sâu hơn, nó sẽ đến huỳnh huyệt của đường kinh Tâm là huyệt HT8 Thiếu phủ và sẽ bao hàm luôn chức năng của huyệt HT8. Huyệt HT8 có thể giúp cường Tâm, hồi dương và cứu nghịch. Sự phối hợp giữa HT8 và LU 10 liên hệ đến bài thuốc Ma hoàng phụ tử tế tân thang, là bài thuốc hiệu quả chữa bệnh do ngoại tà tấn công đồng thời cả 2 kinh Thái dương và Thiếu âm. Sự tấn công của ngoại tà vào 2 đường kinh này thường xảy ra ở người lớn tuổi (thường có chức năng Thiếu âm bị suy giảm) và những người bị một mức độ suy yếu ở kinh Thiếu âm. Với bệnh viêm phổi do Covid-19, chúng ta thấy rằng người lớn tuổi và những người mắc bệnh nền mạn tĩnh như bệnh tim mạch, đái tháo đường là những người có nguy cơ bị bệnh nặng nhất, và bài thuốc Ma hoàng phụ tử tế tân thang là thích hợp nhất cho những đối tượng này.

Ngoài ra, vì cả 2 huyệt LU 10 và HT8 đều là huỳnh huyệt, nên chúng có thể giải nhiệt và chữa chứng nhiệt uất trệ ở bên trong, vì vậy giúp trừ được đàm nhớt.

Sự phối hợp giữa huyệt LU 10 và TB2 đã được sử dụng từ xa xưa như là một phối hợp đặc biệt hiệu quả để chữa đau họng. Phối hợp LU 10 với A.04 Tam thoa tam/ TB2 không chỉ có hiệu quả giúp chữa bệnh cúm và viêm phổi cấp tính, mà nó còn có hiệu quả như một liệu pháp để phòng bệnh. Khả năng phòng bệnh của cặp huyệt này được thể hiện rõ nhất trong một nhóm người đi du lịch ở Nam cực – những người được châm huyệt LU 10 phối hợp với A.04 Tam thoa tam vẫn giữ được trạng thái khỏe mạnh trong suốt hành trình du lịch, trong khi nhóm người còn lại không được châm liệu pháp này có tỷ lệ bị cảm lạnh rất cao.

Trong trường hợp có biểu hiện dạng hen suyễn nặng thì huyệt LU5 có thể được bổ sung vào. LU5 là Thủy huyệt trên đường kinh Phế (KIm) và vì vậy có hiệu quả chữa chứng Phế nhiệt. Nó cũng là hợp huyệt trên đường kinh Phế, hợp huyệt được sử dụng để chữa khí nghịch và có thể khử tà, vì vậy huyệt này có hiệu quả rất tốt chữa ho và suyễn. Huyệt này có thể được xem là liên hệ với bài thuốc Xạ can ma hoàng thang.

Nếu chúng ta muốn sử dụng các huyệt Đổng thị, thì huyệt nên chọn dùng đó là huyệt Thủy kim 1010.20 (hoặc Thủy thông 1010.19). Trong lâm sàng thực tế nếu ho và suyễn là rất nghiêm trọng thì việc phối hợp LU5 với huyệt Thủy kim 1010.20 sẽ cho hiệu quả lâm sàng tốt hơn.

Ngoài ra, với những gì đã đề cập ở trên, chúng ta có thể thấy rằng huyệt LU10 và LU5 nằm ở đường kinh Phế và vì vậy có hiệu quả trị liệu trực tiếp đối với chứng ho và hen suyễn. LU5 là Thủy huyệt trên đường kinh Phế (Kim) và vì vậy có liên hệ đến bài thuốc Kim thủy lục quân tiễn – rất có hiệu quả cho chứng ho ban đêm và chứng ho/ háo/ suyễn tăng nặng khi bệnh nhân ở tư thế nằm.

Chúng ta cũng có thể xem xét sử dụng huyệt KI7 Phục lưu trong chữa Covid-19. Huyệt KI7 là Kim huyệt trên đường kinh Thận (Thủy), và là tỉnh huyệt của đường kinh này. Tỉnh huyệt này giúp chữa ho, háo suyễn, nhiệt và hàn, và vì vậy có hiệu quả chữa chứng sốt với cảm giác sợ lạnh, đồng thời đặc biệt hiệu quả giúp bình ổn chứng háo suyễn. Huyệt KI7 còn là mẫu huyệt trên đường kinh Thận, nên có hiệu quả giúp củng cố sức khỏe cho người già và những người bị suy yếu ở kinh Thiếu âm.

Tổng kết:

Các huyệt cần dùng chữa Covid-19 gồm có: 1. Huyệt LU10, 2. Huyệt TB2/ A.04 Tam thoa tam châm xuyên qua huyệt HT8, và 3. Huyệt Thủy kim 1010.20 (hoặc LU5).

Huyệt LU10, A.04, LU5 và 1010.20 chính xác là sự phối hợp của 4 huyệt. Nếu chúng ta châm huyệt LU5 hoặc 1010.20 ở phần trên của cơ thể, phối hợp với huyệt KI7 ở bắp chân, chúng ta thậm chí còn thu được hiệu quả cao hơn nhờ phối hợp giữa phần trên và phần dưới của cơ thể, và lợi dụng chức năng củng cố liên kết lẫn nhau giữa 2 huyệt Kim và Thủy, giúp tạo ra hiệu quả tốt hơn vì có tác dụng trị liệu cho toàn cơ thể.

Trên đây chỉ là một ví dụ về cách áp dụng “Kỹ thuật liên hệ giữa châm cứu – công thức thuốc” cùng với kỹ thuật “Châm theo cặp đôi – cặp huyệt”. Những kỹ thuật này là có cơ sở dựa theo học thuyết Ngũ hành và Ngũ du huyệt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.